Thứ Năm, 4 tháng 12, 2014

Những bài thuốc dân gian trị mề đay

Những bài thuốc dân gian trị mề đay
Nổi mề đay là bệnh da phổ biến gây khó chịu, thậm chí choáng váng ngất xỉu. Bệnh khó chẩn đoán đúng nguyên nhân dù đã thực hiện đủ các xét nghiệm và không dễ điều trị dứt.
Y học cổ truyền gọi mề đay là phong chẩn khối. Nguyên nhân do phong hàn, phong nhiệt hoặc các nhân tố khác như thức ăn, thuốc, ký sinh trùng làm xuất hiện những nốt ban, ngứa đỏ trên da hoặc phù tại chỗ. Mề đay được chia làm hai thể phong hàn và phong nhiệt. Các phương pháp điều trị đều nhằm giải dị ứng, gắn histamin, chống sung huyết, chống giãn mạch và các rối loạn khác như phù dị ứng, táo bón, tiêu chảy, bí tiểu tiện…
Để điều trị mề đay, trước tiên cách tốt nhất là loại bỏ yếu tố gây bệnh nếu biết. Tránh một số thức ăn, một số thuốc có thể gây dị ứng. Tránh các chất kích thích như gia vị, rượu, trà, cà phê... 
Sau đây là một số bài thuốc trị theo từng thể. 
Bài thuốc trị mề đay
Quế chi.
Thể phong hàn:
Mề đay thể phong hàn thường gặp ở bệnh dị ứng nổi ban do lạnh, do nước lạnh. Người bệnh có biểu hiện da hơi đỏ hoặc sắc trắng, gặp lạnh hay phát bệnh, trời nóng bệnh giảm, rêu lưỡi trắng, mạch phù khẩn. Phương pháp chữa là phát tán phong hàn, điều hòa dinh vệ. Dùng 1 trong các bài thuốc:
Bài 1: Quế chi thang gia giảm: quế chi 8g, bạch thược 12g, gừng sống 12g, ma hoàng 6g, tử tô 12g, kinh giới 12g, phòng phong 8g, tế tân 6g, bạch chỉ 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Hoàng kỳ kiến trung thang gia giảm: hoàng kỳ 8g, quế chi 8g, bạch thược 8g, sinh khương 6g, đại táo 12g, đẳng sâm 12g, kinh giới 12g, phòng phong 12g,  bạch chỉ 8g, ma hoàng 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Nếu táo bón, thêm đại hoàng 6g. Nếu do ăn uống , thêm sơn tra, thần khúc, hoắc hương mỗi vị 8 - 12g.
Bài 3: quế chi 8g, tử tô 12g, kinh giới 16g, phòng phong 12g, gừng sống 6g, ké đầu ngựa 16g, ý dĩ 16g, đan sâm 12g, bạch chỉ 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Thể phong nhiệt:
Người bệnh có biểu hiện da đỏ, các nốt ban đỏ, nóng rát, miệng khát, phiền táo; nếu gặp trời gió hoặc nóng bức, bệnh sẽ phát nặng thêm; mạch phù sác, chất lưỡi đỏ, rêu vàng hoặc trắng. Phương pháp chữa là khu phong, thanh nhiệt, lương huyết. Dùng 1 trong các bài:
Bài 1: Ngân kiều tán gia giảm: kim ngân hoa 16g, liên kiều 12g, ngưu bàng tử 12g, lô căn 12g, trúc diệp 12g, kinh giới 12g, cam thảo 4g, bạc hà 12g, ké đầu ngựa 16g, sa tiền tử 12g, phù bình 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Tiêu phong tán gia giảm: kinh giới 16g, phòng phong 12g, ngưu bàng tử 12g, thuyền thoái 8g, sinh địa 16g, thạch cao 20g, đan bì 8g, bạch thược 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 3: kim ngân hoa 16g, bồ công anh 12g, ké đầu ngựa 16g, kinh giới 16g, lá dâu 16g, phù bình 8g, thuyền thoái 6g, sinh địa 12g, thổ phục linh 16g, sa tiền 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
Kết hợp châm cứu hoặc day bấm các huyệt: huyết hải, khúc trì, đại chùy, tam âm giao. Nếu mề đay do ăn uống thì thêm huyệt túc tam lý.
   Lương y  Đình Thuấn

Công dụng tuyệt vời trị bệnh đau lưng từ hạt đậu đen hiệu quả

Theo Đông y, đậu đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết giải độc, khứ phong lợi thủy, điều trung hạ khí, thanh nhiệt giải biểu, kiện tỳ chỉ hãn, dưỡng can, làm sáng mắt...
Đông y gọi đậu đen là ô đậu hay hắc đại đậu... những vị thuốc chế với đậu đen có tác dụng bổ thận thủy. Theo Đông y, đậu đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết giải độc, khứ phong lợi thủy, điều trung hạ khí, thanh nhiệt giải biểu, kiện tỳ chỉ hãn, dưỡng can, làm sáng mắt...
Một số cách trị bệnh bằng đậu đen:
Trị đau lưng: đậu đen 100g, giã giập, cho vào ít giấm xào cho nóng lên để âm ấm, đắp vào vùng lung đau, có thể để qua đêm. Hay đậu đen 50g, đuôi heo hoặc đuôi bò 1 cái. Hầm thật nhừ, ăn cả nước lẫn cái.

Mỗi tuần ăn 2 - 3 lần, kết quả khá tốt.

Trị phụ nữ sau khi sinh bị suy yếu, chóng mặt, hoa mắt do mất máu: đậu đen 50g, gà ác 1 con, hầm thật nhừ, ăn cả nước lẫn cái. Mỗi tuần ăn 2 lần, rất mau lại sức.

Trị mắt mờ ở người cao tuổi, nhìn không rõ, hay bị hoa mắt, chóng mặt: đậu đen 100g, mè đen 100g. Sao khô, tán bột, trộn đều. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê (8g). Uống lâu ngày, mắt dễ chịu hoặc đỡ mờ hơn.

Trị âm hư hỏa vượng (biểu hiện sốt về chiều, đau đầu, mặt bừng nóng, mắt đỏ, dễ tức giận): đậu đen 50g, lá dâu tằm ăn 20g. Đổ vào 1 lít nước, nấu cho sôi kỹ, lọc lấy nước uống dần trong ngày.

Đậu đen chế hà thủ ô chữa di tinh, liệt dương, tay chân mỏi yếu, râu tóc bạc sớm: 50g đậu đen nấu nước rồi lấy nước đậu chưng cách thủy với 300g hà thủ ô đỏ trong 2 - 3 giờ, vớt ra để ráo phơi khô để dành dùng lâu, dùng dạng nước sắc mỗi ngày 15 - 20g hoặc đem tán bột, mỗi lần uống 5g.

Trị phù thũng do thận hư yếu: đậu đen 100g, rễ cỏ tranh 15g. Nấu với 1 lít nước, uống dần trong ngày. Có thể uống lâu dài cho đến khi khỏi bệnh.

Trị chứng viêm gan mạn: Ngoài những thuốc đặc trị, nên dùng 100g đậu đen nấu lấy nước uống thường xuyên có tác dụng giải được độc tố trong gan ra ngoài.

Ra mồ hôi nhiều do thể trạng suy nhược: đậu đen 30g, phù tiểu mạch 30g, đại táo 15g, sắc uống trong ngày. Hoặc đậu đen 60g, hoàng kỳ 30g, sắc uống.

Viêm da lở loét do nhiệt độc hoặc ngộ độc thuốc và thực phẩm: đậu đen 30g, cam thảo sống 9g, sắc uống. Tiểu ra máu: đậu đen 30g, đậu xanh 30g, rễ cỏ tranh 30g, sắc uống.
Rối loạn tiền đình (hay bị chóng mặt): đậu đen 30g, ngải cứu 45g, trứng gà 1 quả. Luộc 3 vị cho tới khi trứng chín. Ăn trứng, uống nước sắc.

Làm giải rượu: uống nước sắc đậu đen càng nhiều càng tốt.

Giải khát, làm hết khô miệng ban đêm: đậu đen 80g, lê 1 quả, đường phèn 30g, sắc lấy nước uống hằng ngày.

Chữa phong thấp, gân co gối nhức, trong bụng nóng, đại tiện bón: đậu đen ngâm nước, ủ cho mộng dài từ 2 - 3cm rồi phơi khô, dùng 1 thăng rồi cho nửa lạng giấm vào trộn đều, sao vàng tán nhỏ. Mỗi lần uống 1 muỗng nhỏ với rượu trước khi ăn, ngày uống 2 – 3 lần, tác dụng rất hay.

Chữa dị ứng, lở ngứa, mụn nhọt: đậu đen sao nhỏ lửa đến khi ruột bên trong có màu vàng đậm, lấy 50 - 100g nấu uống trong ngày.
BS. Hoàng Trung/Nguồn SKĐS

Bài thuốc dân gian phương Tây chữa ho, viêm họng lâu nhất 3 ngày là khỏi

Vì chứa chất phytonxit - một loại kháng sinh mạnh, hành tây được dùng trong chữa nhiều bệnh như ho, trừ đờm, kích thích tiết mồ hôi, lợi tiểu, chống phù thũng, trị bệnh cổ chướng, tiểu đường.
Từ vai trò là nguyên liệu để chế biến món ăn ngon hàng ngày, hành tây ẩn chứa nhiều bất ngờ trong việc bảo vệ sức khoẻ cũng như chữa một số chứng bệnh nhẹ hay gặp phải.
Vì chứa chất phytonxit - một loại kháng sinh mạnh, hành tây được dùng trong chữa nhiều bệnh như ho, trừ đờm, kích thích tiết mồ hôi, lợi tiểu, chống phù thũng, trị bệnh cổ chướng, tiểu đường.
Khi dùng ngoài, hành tây có thể trị áp xe, chín mé, mụn nhọt, chân nứt nẻ, mụn cóc, đau nửa đầu, đau dây thần kinh ngoại biên.
Hành tây cũng được khẳng định là một loại viagra tự nhiên rất hiệu quả.
Ở các nước phương Tây, nhiệt độ rất thấp nên trẻ rất dễ vị viêm họng, sưng họng dẫn đến ho. Hành tây được coi là vị thuốc dân gian lâu đời dùng để trị ho rất hiệu nghiệm.
Xin giới thiệu với độc giả 2 bài thuốc  từ củ hành tây chữa ho cực hiệu nghiệm mà người phương Tây hay áp dụng. Với bài thuốc này, bé có thể dứt cơn ho ngay trong đêm đầu tiên, lâu nhất cũng chỉ 3 ngày là khỏi.
Cả củ và vỏ hành tây đều có thể dùng để trị bệnh. (Ảnh minh họa)
Cả củ và vỏ hành tây đều có thể dùng để trị bệnh. (Ảnh minh họa)
Bài 1:
Hành tây rửa sạch thái lát mỏng, ướp thêm 1 thìa cà phê đường trong vòng 40 – 60 phút.
Sau đó đem hỗn hợp hành tây và đường đem xay hoặc giã lấy nước cốt.
Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê.
Bài 2:
Vỏ nâu của 2 – 3 củ hành tây
3 – 5 nhánh tỏi để cả vỏ
Mật ong
Chanh tươi
Rửa sạch vỏ hành tây cho vào nồi cùng với tỏi khô đập dập cả vỏ. Đun sôi hỗn hợp trên cùng với 1 bát nước trong vòng 10 phút.
Chắt nước còn nóng ra bát nồi cho mật ong vào cho vừa miệng.
Để nguội rồi vắt chanh vào.
Bảo quản hỗn hợp trên trong tủ lạnh, uống nhiều lần trong ngày để chữa ho, viêm họng rất hiệu nghiệm.
Những ứng dụng dân gian khác sử dụng hành tây để trị bệnh:
- Trị phong thấp: 3 củ hành tây xắt lát, đổ 1 lít nước, đun khoảng 10-15 phút. Ngày uống 2 ly vào sáng và tối lúc đói bụng.
- Tiêu chảy: Vỏ lụa hành tây 1 nắm. Đun nước uống trong ngày.
- Tắc mũi, khó thở: Vào mùa lạnh, khi cảm cúm, bạn thường bị tắc mũi, khó thở, khi ấy, bạn cắt một lát hành tây rồi nhét vào mũi.
- Giải cảm: Hành tây cắt nhỏ cho vào nấu chín uống lúc còn nóng hoặc cho vào cháo ăn nóng sẽ có tác dụng giải cảm, ra mồ hôi và giải nhiệt rất nhanh.
- Đuổi muỗi: Đặt một vài lát hành thái nhỏ bên cạnh có thể đuổi muỗi và chữa bệnh khó ngủ.
- Vị thuốc tiêu hóa: Hành tây thái lát, phơi khô đem nấu với nước uống rất tốt cho tiêu hoá và làm ấm bụng.
- Phòng ngừa cảm cúm: Dùng một ít dầu ăn nóng rưới lên hành tây đã xắt mỏng rồi ăn sống, nếu thích có thể thêm vào một ít đậu phụ, có thể ngăn ngừa bệnh cảm cúm trong mùa đông.
Theo soha

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Những mẹo che lấp khiếm khuyết cơ thể trong ảnh

Bạn không cần cảm thấy tự ti về cơ thể mình. Bạn trông sẽ vẫn rất đẹp nếu như biết tạo dáng đúng cách để chụp ảnh.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tạo dáng trước ống kính phù hợp với dáng người của bạn và giúp bạn có những bức ảnh đẹp nhất.
Trông bạn sẽ gọn gàng hơn nếu nghiêng người một góc 45 độ trước ống kính
Nhiều người trông khá mũm mĩm khi lên hình do thường đứng đối diện trực tiếp với ống kính. Góc chụp chính diện này sẽ khiến bạn lộ ra phần thân và vai rộng. Người ta thường nói rằng máy ảnh sẽ khiến chúng ta trông béo hơn 4kg so với thực tế. Để khắc phục điểm này, hãy nghiêng người 1 góc 45 độ so với ống kính máy ảnh, dồn trọng lượng vào chân sau, đặt tay nhẹ nhàng ở eo của bạn và hơi uốn người.
Dưới đây là vài lời khuyên để bạn trông thon gọn hơn trên ảnh:
>> Không chụp ảnh với những người trông mảnh mai, nhất là khi bạn đang mặc một bộ đồ giống như họ.
>> Không bao giờ là người đứng gần máy ảnh nhất.
>> Sử dụng các vật dụng để che bớt đi một phần cơ thể bạn và khiến nó trông gọn gàng hơn.
Video so sánh giữa góc chụp chính diện và góc chụp 45 độ
Quy tắc 7/8
Một nguyên tắc đơn giản mà hầu như ai trong chúng ta cũng hiểu đó là, càng gần camera thì hình ảnh càng phóng lớn hơn. Do đó, để có gương mặt thon và cằm gọn, bạn nên chọn khoảng cách phù hợp giữa ống kính với khuôn mặt trong trường hợp chụp ảnh tự sướng. 
Bill Hurter, tác giả của cuốn sách Chân dung Sổ tay của Nhiếp ảnh gia đã nêu lên góc chụp lý tưởng dựa theo quy tắc 7/8:
"Góc chụp 7/8 là góc chụp mà trong đó đối tượng chính hơi ra khỏi khung hình một chút. Nói cách khác, bạn sẽ thấy một bên khuôn mặt ít hơn so với bên còn lại khi nhìn qua ống kính. Tuy vậy, bạn phải đảm bảo rằng bạn vẫn có thể thấy được tai của người được chụp trong bức ảnh đó".
Bên cạnh đó, Hurter còn nêu lên tầm quan trọng của việc chọn quần áo cũng giúp cho bạn có những bức ảnh đẹp hơn. Những bộ quần áo sáng màu và khung cảnh phía sau sáng sẽ giúp cho bạn có những bức ảnh lý tưởng.
Ngoài ra, bạn nên nhắm mắt ba giây trước khi mỉm cười: hãy yêu cầu các nhiếp ảnh gia đếm đến ba trước khi chụp ảnh. Nhắm mắt lại và hít thật sâu vào. Khi nhiếp ảnh gia đếm đến ba, bạn hãy thở ra, mở mắt và mỉm cười. Khuôn mặt của bạn sẽ trông thoải mái và nụ cười của bạn sẽ thực sự rạng rỡ.
Góc chụp giúp bạn trông cao hơn
Nếu bạn phải chụp ảnh với những người cao hơn mình, thay vì đứng, bạn hãy chọn cách chụp những bức ảnh ngồi. Bộ não của con người sẽ không chú ý đến chiều cao của những người đang ngồi. Và như vậy bạn sẽ không cần lo lắng về chiều cao của mình nữa.
Một cách khác nữa là bạn hãy chọn góc chụp thấp và hất từ dưới lên. Cùng với đó, bạn hãy đảm bảo làm sao mình là vật thể lớn nhất trong khuôn hình. Bí kíp này đánh vào ảo giác của người xem. Điều này không những giúp bạn ăn gian được chiều cao mà còn nổi bật giữa khung hình.
Chọn màu sắc phù hợp và thực hiện các hành động giúp bạn trông trẻ hơn
Nhiều người trong chúng ta cố gắng che giấu nếp nhăn với việc trang điểm khi chúng ta già đi. Nhưng cũng đừng đi quá xa trong việc trang điểm. Những nếp nhăn đó có thể sẽ tạo nên những nét đặc biệt cho khuôn mặt và bức ảnh của bạn.
Đối với ảnh chân dung, hãy sử dụng những màu sắc trung tính và một màu nền dịu.
Nhiếp ảnh gia đến từ trang web nổi tiếng MCP Action đã chia sẻ: "Một trong những điều mà tôi luôn khuyến khích những người lớn tuổi mà tôi chụp là truyền đạt sự chuyển động và tính lưu động trong bức ảnh. Điều đó không có nghĩa rằng họ cần phải trông giống như họ đang chuyển động, nhưng thay vì chỉ truyền tải bằng một khung cảnh tĩnh thì khung cảnh động sẽ khiến bức ảnh trở nên có hồn hơn".
Ngoài những lời khuyên kể trên, mỗi một nhiếp ảnh gia sẽ có những lời khuyên khác nhau để mang đến cho bạn những bức ảnh đẹp nhất. Nhưng trên hết, bạn cần tự tin vào bản thân mình. Một khi bạn nhận ra rằng nó chỉ là một bức ảnh và bạn có thể tận hưởng việc chụp ảnh mà không lo lắng việc trông bạn như thế nào thì bạn đã bắt đầu trông tuyệt vời hơn rất nhiều.
Anh Minh
Theo LifeHacke

Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

Bài thuốc chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng tận gốc không tái phát

Tuy không quá nguy hiểm nhưng viêm xoang lại là một trong những căn bệnh khó chữa dứt điểm, gây khó chịu và phiền toái nhất cho người bị bệnh.

Viêm xoang là bệnh lý khá phổ biến ở nước ta. Tuy không quá nguy hiểm nhưng viêm xoang lại là một trong những căn bệnh khó chữa dứt điểm, gây khó chịu và phiền toái nhất cho người bị bệnh. Nhiều người lo lắng liệu có phải sống chung cả đời với căn bệnh này?

Viêm xoang là tình trạng các lỗ thông từ xoang đổ ra hốc mũi bị viêm nhiễm hay phù nề, mủ ứ đọng, gây khó chịu cho người bệnh. Ở Việt Nam, có tới 15-20% dân số bị bệnh viêm xoang mũi, trong đó phần lớn là người mắc bệnh mãn tính.

Bệnh khởi phát với các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau nhức mũi kéo theo đau đầu, đau tai, đau ngứa họng…. Đây là nguyên nhân chính khiến người bệnh trở nên mệt mỏi, tinh thần uể oải…
Viêm xoang nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, tình trạng nghẹt mũi, đau nhức mũi, chảy dịch kéo dài có thể gây biến chứng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như công việc. Khi bị xoang mãn tính, người bệnh nên sử dụng phương pháp y học cổ truyền để chữa trị triệt để.


Ngó sen được dùng để trị viêm xoang.

Bài thuốc trị viêm xoang đơn giản nhưng hiệu quả:

Bài thuốc này gồm 3 vị thuốc nam (gừng tươi, ngó sen, hạt ké đầu ngựa) và 1 vị thuốc bắc (tân di).

Bao gồm 2 giai đoạn đó là : Làm sạch mủ và uống thuốc để trị dứt điểm.

Bài thuốc làm sạch mủ:

- Gừng tươi 6 g

- Ngó sen 30 g

Giã nát cả 2 thứ, đắp lên trán từ giữa 3 chân mày trở lên (cẩn thận, không để gừng giây vào mắt)
sau một lát thấy buồn nôn và ọe ra mủ.

Mỗi ngày tiến hành 2 lần như trên (vào sáng và tối, nhớ phải dùng tươi) cho đến khi hết mủ.

Chú ý: Trường hợp viêm xoang không có mủ thì không ra mủ. Có thể áp dụng chữa viêm mũi dị ứng, viêm mũi.

Bài thuốc uống chống viêm, tiêu xưng, hỗ trợ trị viêm xong triệt để sau khi làm sạch mủ:

- Lấy hạt ké đầu ngựa rang giòn, tán thành bột.

- Tân di (trọng lượng bằng phân nửa hạt ké) sao khô,tán thành bột

- Trộn lẫn hai thứ cho vào lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần (sáng, tối), mỗi lần 2 thìa cà phê, chiêu với nước ấm. Dùng khoảng 2 tháng.

Chú ý: Các bạn sau khi chữa trị có kết quả lên giữ gìn vệ sinh mũi và đeo khẩu trang, giữ ấm vào mùa đông để khỏi tái phát.


Theo Lương y Hoàng Duy Tân

Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

8 câu "thần chú" để dạy con ngoan

1. Ba/mẹ yêu con!
Đây là câu nói con bạn muốn nghe hơn bất cứ điều gì, nếu kèm theo một cái ôm-hôn thì càng ý nghĩa. Đừng tiết kiệm lời yêu thương với con cái, vì chúng cần và xứng đáng được nghe mỗi ngày. Hơn nữa, trẻ sẽ học việc bày tỏ yêu thương này từ chính bạn. Sẽ thật tuyệt vời nếu mỗi ngày bạn cũng nhận được những lời “tỏ tình” từ bé: Con yêu ba/mẹ lắm!


Hãy thể hiện tình yêu thương với con trẻ bằng cả lời nói và cử chỉ
2. Nếu con không muốn ăn thì thôi nhé!

Tôi có một người bạn có con biếng ăn, hôm nào hai mẹ con cũng đánh vật với nhau cả tiếng để hoàn thành bữa ăn của bé. Một lần, nghe lời khuyên từ bạn bè, khi bé không hợp tác trong bữa ăn nữa, cô bạn tôi nhẹ nhàng nói:“Nếu con không muốn ăn thì thôi nhé!”. Như một câu thần chú, cả ngày hôm đó cả hai mẹ con đều vui vẻ, thoải mái mặc dù con bé không ăn được thêm miếng nào. Nhưng bữa ăn tiếp theo, bé đã bớt vùng vằng và mẹ bé cũng đỡ áp lực.

3. Con thử làm lại xem!

Trẻ rất dễ nản lòng nếu làm việc gì đó không thành, ví dụ, bé loay hoay mãi mà không ráp được bộ lego ưa thích. Thay vì mặc kệ hay mắng con "dở ẹc không biết làm gì cả", bạn hãy ngồi xuống bên con và khuyến khích: con thử làm lại xem, con thử lắp miếng này vào nhé… Bé sẽ lấy lại phong độ nhanh chóng và hào hứng với công việc dang dở.

4. Con có mệt nhiều không?

Mỗi khi con than mệt sau mỗi lần chơi đùa, tôi thường mắng: “Ai kêu con giỡn nhiều/ Cho con chừa tật mê chơi”. Một lần, khi tôi cũng kiệt sức sau một ngày làm việc căng thẳng, cậu con trai 4 tuổi của tôi đến ngồi cạnh, đắp chăn, xoa trán và vuốt tóc tôi hỏi khẽ: “Mẹ mệt hả? Mẹ uống nước đi cho đỡ mệt”. Còn hơn cả liều thuốc bổ, hành động của bé khiến mọi mệt mỏi trong tôi như tan biến. Con cái chúng ta cũng cảm thấy điều này khi cha mẹ chăm sóc thay vì trách móc mỗi khi bé thấy mệt.

Dạy trẻ biết lắng nghe và quan tâm đến người khác
5. Hôm nay con đi học có vui không?

Mặc dù bạn thường xuyên không nhận được câu trả lời thỏa đáng của những cô bé, cậu bé ở độ tuổi mẫu giáo, nhưng đây là câu hỏi con bạn rất muốn nghe cho đến khi chúng lớn. Đó cũng là cách bạn đồng hành cùng con và trở thành người bạn thân của con mình ngay cả khi chúng bước vào tuổi ẩm ương.

6. Con nói đi, ba/mẹ nghe đây!

Bận rộn quá khiến cha mẹ không còn thời gian lắng nghe con, mặc cho bé “độc thoại”. Hãy tôn trọng con bằng cách dừng lại và lắng nghe con khi con bạn có vấn đề cần giải quyết. Bé sẽ cảm thấy được tôn trọng và sẽ nuôi dưỡng sự tự tin.

Hãy dành thời gian trò chuyện với con hàng ngày
7. Con đang cảm thấy buồn?
Một điều cha mẹ ít quan tâm, đó là tập “dán nhãn cảm xúc” cho trẻ. Trẻ chưa điều khiển cảm xúc của mình là một lẽ, nhưng các bậc phụ huynh cũng chưa thật sự quan tâm đến việc xác định giúp cho trẻ trạng thái mà con bạn đang gặp phải. Khi con đang buồn, đang giận, đang bực mình… bạn hãy hỏi bé cảm thấy thế nào, vì sao lại thế và nếu bạn cùng bé giải tỏa tâm trạng ấy thì càng tốt.

8. Ba/mẹ cám ơn/xin lỗi con!

Cha mẹ là tấm gương để trẻ học hỏi, nên nếu muốn con mình lễ phép thì chính cha mẹ phải là người có phép tắc trước đã. Hãy cám ơn khi bé giúp bạn, đừng quên xin lỗi con khi bạn sai.

Bài đăng phổ biến